Đây là những điều mà lãnh đạo các công ty cần nắm rõ để có một năm 2025 chuyển đổi số thành công, theo tư vấn của hãng nghiên cứu thị trường McKinsey.
Định hình chiến lược và hướng đi
công nghệ
Năm 2024 chứng kiến nhiều thách
thức trong lĩnh vực công nghệ. Đầu tiên, tuy AI phát triển nhưng chính sự phát
triển vượt bậc của AI đã gây nên sự e ngại nhất định trong giới, làm dấy lên
làn sóng phản đối AI.
Thứ hai, nhiều sự cố lớn về công
nghệ gây gián đoạn cho hành khách và người mua sắm. Chẳng hạn lỗi màn hình xanh
Windows khiến hàng triệu máy tính toàn cầu treo máy, ảnh hưởng đến hoạt động của
nhiều ngành bao gồm hàng không, tài chính ngân hàng và truyền thông trên khắp
thế giới.
Thứ ba, lạm phát vẫn còn ở mức
cao, do đó đầu tư vào công nghệ có xu hướng chững lại, thậm chí đi xuống.
Thứ tư, AI phát triển khiến các
doanh nghiệp đôi khi đặt kỳ vọng quá cao về công cụ này, vô hình trung tạo nên
các khó khăn cho chính tổ chức của mình.
Do vậy, trong năm 2025, các lãnh
đạo cần nhìn nhận, đánh giá những khía cạnh quan trọng để định hình được chiến
lược và hướng đi của doanh nghiệp, tận dụng được sự phát triển của công nghệ và
khắc phục, loại bỏ các thách thức của năm cũ.
Đặt con người làm trung tâm trong
phát triển AI
AI tạo sinh phát triển với những
tiến bộ vượt bậc khiến những công việc ở mức độ đơn giản không còn cần sự can
thiệp trực tiếp từ con người.
Tuy nhiên điều này không đồng
nghĩa với việc AI có thể tự làm 100%. Thay vào đó, doanh nghiệp phải đảm bảo kết
hợp hài hòa giữa công nghệ và con người, lấy công nghệ làm công cụ để nâng cao
năng suất và hỗ trợ con người trong quá trình làm việc. Để làm được điều này,
doanh nghiệp phải đầu tư vào đào tạo và phát triển kỹ năng cho nhân viên, giúp
họ thích nghi và phát triển trong môi trường công nghệ tiên tiến.
Thay đổi cách làm việc
Với các trợ lý AI thế hệ mới,
cách thức và hiệu suất làm việc đều có thể thay đổi theo chiều hướng tích cực.
Tuy nhiên không phải cứ áp dụng AI là đạt được điều này, mà doanh nghiệp cần có
sự chuẩn bị, phải tìm cách tích hợp AI vào quy trình làm việc một cách hợp lý
nhất và đảm bảo nhân viên được trang bị các kỹ năng cần thiết để làm việc cùng
AI.
Đảm bảo khả năng phục hồi
Môi trường doanh nghiệp đang gặp
nhiều thách thức vì kinh tế thị trường nhiều biến động. Để trụ vững trong bối cảnh
ấy, doanh nghiệp cần phải cải thiện khả năng phục hồi cho toàn bộ hệ thống, để
dù có gặp biến động đến đâu, doanh nghiệp vẫn có đủ “sự dẻo dai” chống đỡ vượt
chông gai. Giải pháp hàng đầu cho mục tiêu này là xây dựng các chiến lược dự
phòng, linh hoạt đầu tư vào công nghệ và tích cực đào tạo nhân viên để họ thích
nghi nhanh chóng với các thay đổi
Đánh giá lại kỳ vọng và thực tế về
việc sử dụng AI
AI tạo sinh có rất nhiều tiềm
năng, đó là điều không ai có thể chối cãi. Tuy nhiên nó không phải đáp án cho mọi
bài toán. Hay nói cách khác, doanh nghiệp không thể mặc định cứ áp dụng AI là mọi
chuyện sẽ thành công. Thay vào đó, doanh nghiệp cần đánh giá kỹ các kế hoạch
triển khai AI, đưa ra những kỳ vọng phù hợp, đảm bảo tổ chức của mình có đủ nguồn
lực và chiến lược để khai thác tối đa lợi ích mà AI đem lại.
Tập trung triển khai những công
nghệ mang lại giá trị cụ thể
Thay vì tập trung vào những lời hứa
hẹn, những tiềm năng xa vời của một loại hình công nghệ nào đó, doanh nghiệp
nên chú trọng đến việc triển khai và đo lường hiệu quả thực tế của công nghệ ấy.
Điều này đòi hỏi lãnh đạo doanh nghiệp phải đầu tư vào hạ tầng công nghệ phù hợp
và xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp với những đổi mới ấy.
Học hỏi từ những quốc gia đi trước
Một số quốc gia Châu Á đạt được
nhiều thành tựu trong việc áp dụng và phát triển AI. Đó chính là những case
study, những bài học quý giá cho các doanh nghiệp toàn cầu. Việc của lãnh đạo
doanh nghiệp là phải biết nắm bắt, học hỏi và tự rút ra những bài học cho riêng
doanh nghiệp mình, giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược công nghệ phù hợp hơn.
Chuyển đổi ERP (Enterprise
Resource Planning - Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp)
Áp dụng ERP giúp doanh nghiệp tối
ưu hóa quy trình, giảm chi phí và tăng cường hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, để
đạt được lợi ích này, doanh nghiệp cần phải tự đưa ra những quyết định chiến lược,
bao gồm lựa chọn giải pháp phù hợp và quản lý quá trình triển khai một cách hiệu
quả.
Nguồn: diendandoanhnghiep.vn