image banner
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Quan điểm thiếu thiện chí về nhân quyền ở Việt Nam

Nhân quyền hay quyền con người là quyền tự nhiên, cao quý, hàm chứa những giá trị thiêng liêng, có tính phổ quát mà con người được thụ hưởng và bảo đảm thực hiện. Ở Việt Nam, tình hình nhân quyền hiện nay được quan tâm và bảo đảm thực hiện đồng bộ, hiệu quả trong toàn hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân bằng hệ thống chủ trương, thể chế, chính sách, pháp luật, cũng như được thực thi trên thực tế. Tuy nhiên, với quan điểm chưa khách quan, thiếu thiện chí, không ít các tổ chức quốc tế soi xét, quy chụp tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Những quan điểm chưa thiện chí đó có thể dẫn đến cách hiểu sai lệch về thực tế bảo đảm, thực thi quyền con người ở Việt Nam. Đáng lưu ý, ngày 06/3/2025, RFA đã đăng tải bài viết “Liên minh châu Âu nêu vi phạm nhân quyền của Việt Nam trước Liên Hiệp Quốc”, trên website rfavietnam.org. Nội dung bài viết này cố tình xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Anh-tin-bai

Thay mặt Liên minh châu Âu, Đại sứ EU Lotte Knudsen, Trưởng phái đoàn EU tại Liên hợp quốc, trong phát biểu ngày 03/3/2025, tại phiên họp thứ 58 của Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc bày tỏ quan điểm: “Chúng tôi quan ngại sâu sắc trước việc bắt giữ các nhà bảo vệ quyền con người cũng như quyền lao động, các chuyên gia về môi trường và khí hậu tại Việt Nam, tác động xấu tới tự do bày tỏ ý kiến, hội họp và lập hội”. Đồng thời, vị Đại sứ này còn kêu gọi Việt Nam bỏ án tử hình, và xem xét thông qua Công ước 87 của ILO về quyền tự do lập hội và bảo vệ quyền được tổ chức.

Liệu thực tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam có phải như ông Đại sứ EU là Lotte Knudsen nêu ra? Câu trả lời rất rõ ràng rằng, đây không phải lần đầu tiên EU đưa ra cái nhìn thiếu thiện chí, nhận xét sai lệch về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Điều này phản ánh rõ ý đồ, động cơ chính trị phía sau nhằm gia tăng sức ép từ dư luận quốc tế đối với Việt Nam. Cần phải khẳng định, sự thật về tình hình nhân quyền ở Việt Nam trái ngược hẳn với những gì mà họ đưa ra. Bởi vì, kể từ khi có bản Hiến pháp đầu tiên (năm 1946) tới nay, Việt Nam đã có bốn lần sửa đổi Hiến pháp; trong các bản hiến pháp đó (1959, 1980, 1992, 2013), quyền con người ngày càng được quy định toàn diện, đầy đủ hơn. Bản Hiến pháp năm 2013 đã hiến định rõ nội dung quyền, các biện pháp bảo đảm cho các quyền con người ở Việt Nam. Trong đó, có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm, bình đẳng; có quyền bình đẳng giữa các dân tộc và bình đẳng nam nữ, quyền bầu cử, ứng cử, khiếu nại, tố cáo, lập hội, tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin, tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tự do kinh doanh, sở hữu hợp pháp của cá nhân, tự do đi lại ở trong nước và ra nước ngoài, lao động, giáo dục, bảo vệ sức khoẻ… Các quy định trong Hiến pháp năm 2013 được thể chế hoá và bảo đảm thực thi trong đời sống xã hội, qua đó, quyền con người ở Việt Nam được thực hiện ngày càng tốt hơn, và được Liên hợp quốc ghi nhận, đánh giá cao. Đồng thời, Việt Nam đã gia nhập hầu hết các điều ước nhân quyền quốc tế chủ chốt, nhưng với Công ước 87 của ILO về quyền tự do lập hội và bảo vệ quyền được tổ chức, thì Việt Nam đang nghiên cứu, thể chế hoá rồi mới chính thức tham gia.

Việc bốn tổ chức nhân quyền quốc tế tại châu Âu và Mỹ gửi đơn khiếu nại, tố cáo Việt Nam không giữ lời hứa về thực hiện quyền của người lao động, bảo vệ môi trường, quyền đất đai là hoàn toàn phi lý. Đến nay, hệ thống pháp luật của Việt Nam về quyền con người trên lĩnh vực lao động, bảo vệ môi trường, đất đai ngày càng được hoàn thiện trên cơ sở Hiến pháp năm 2013, và được cụ thể hoá bằng Bộ luật Lao động năm 2019 (17 chương và 220 điều), Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Luật Đất đai năm 2024 và các nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện. Bên cạnh đó, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã triển khai thực hiện đồng bộ, chặt chẽ trong toàn hệ thống chính trị và toàn xã hội về các quy định của ba bộ luật, văn bản quy phạm pháp luật nêu trên, nhằm bảo đảm cao nhất quyền, lợi ích hợp pháp cho mọi người dân, qua đó, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động và các tầng lớp nhân dân. Điều này, được dư luận xã hội trong nước và quốc tế đồng tình ủng hộ, đánh giá cao.

Ngoài ra, việc cơ quan chấp pháp của Việt Nam tạm giam, xét xử và phạt tù các cá nhân như: Phạm Chí Dũng, Cấn Thị Thêu, Phạm Đoan Trang,… là do họ đã vi phạm vào pháp luật Việt Nam, làm phương hại đến quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân được pháp luật của Việt Nam bảo vệ. Điều này hoàn toàn phù hợp với Điều 9 trong Công ước quốc tế về quyền con người được Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 1948.

Sự quan ngại và kêu gọi, tố cáo của cá nhân, tổ chức nhân quyền ở EU và Mỹ về tình hình nhân quyền ở Việt Nam thời gian gần đây không phải là vấn đề mới, đây hoàn toàn là các quan điểm thiếu thiện chí, chưa khách quan và không hề dựa trên căn cứ pháp lý, chính trị và cơ sở thực tiễn của pháp luật Việt Nam và quốc tế. Song lợi dụng vào điều này, RFA đã tuyên truyền, xuyên tạc, cổ suý, kích động tư tưởng cực đoan, chống đối, gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở Việt Nam. Đây là thủ đoạn rất tinh vi với động cơ chính trị mang tính áp đặt, nên mọi người dân Việt Nam, dư luận xã hội cả trong nước và quốc tế cần nhận diện đúng sự thật không phải như họ xuyên tạc.

 

Nguồn: ngheanthoibao.com (27/3/2025)