image banner
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Cảnh báo về âm mưu xuyên tạc truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7)
Dân tộc Việt Nam, với truyền thống yêu nước nồng nàn và tinh thần hiếu nghĩa sâu sắc, đã trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Biết bao lớp người đã ngã xuống, hy sinh xương máu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân. Chính vì vậy, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” đã trở thành chuẩn mực đạo đức, là mạch nguồn văn hóa ngàn đời của người Việt.
Anh-tin-bai
Tổng Bí thư Tô Lâm thắp hương trên phần mộ các liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên. Ảnh: TTXVN
Ngày Thương binh – Liệt sĩ 27/7 hằng năm là dịp thiêng liêng để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tri ân sâu sắc những người đã hy sinh, cống hiến cho cách mạng. Đây không chỉ là sự kiện mang tính chính trị – xã hội quan trọng mà còn là dịp khơi dậy tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng và trách nhiệm công dân trong mỗi người, nhất là thế hệ trẻ. Các hoạt động tri ân, chăm sóc thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và người có công luôn được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm thực hiện bằng những hành động thiết thực, cụ thể và lâu dài.
Tuy nhiên, lợi dụng tính chất nhân văn sâu sắc và sự chú ý của dư luận vào thời điểm 27/7, các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị thường xuyên tung ra những luận điệu xuyên tạc, bóp méo bản chất Ngày Thương binh – Liệt sĩ và công tác “Đền ơn đáp nghĩa” của Việt Nam. Trên mạng xã hội và các nền tảng truyền thông chống phá, chúng liên tục cắt ghép hình ảnh, bịa đặt câu chuyện để vu cáo rằng chính sách với người có công ở Việt Nam là “thiếu công bằng”, rằng người có công “bị lãng quên”, rằng chăm lo cho thương binh, liệt sĩ là “gánh nặng cho nền kinh tế”. Những luận điệu này không chỉ sai sự thật mà còn phản động, cực kỳ nguy hiểm khi cố tình gieo rắc sự hoài nghi, phá hoại lòng tin của nhân dân vào chính quyền, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Thực tế đã hoàn toàn bác bỏ các luận điệu xấu xa đó. Trong suốt 78 năm qua, kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh đầu tiên về thương binh, liệt sĩ, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ban hành hàng loạt chính sách ưu đãi, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm tri ân người có công. Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của Việt Nam là công bằng, không phân biệt đối xử, bảo đảm mọi người có công đều được thụ hưởng chính sách một cách hợp lý.
Tính đến nay, cả nước đã xác nhận hơn 9,2 triệu người có công và thân nhân được hưởng chính sách ưu đãi. Hàng triệu liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh, bệnh binh và gia đình người có công được chăm lo đầy đủ. Hơn 12.700 tỷ đồng đã được huy động để xây mới, sửa chữa hàng chục nghìn căn nhà tình nghĩa; hàng trăm nghìn sổ tiết kiệm, thẻ bảo hiểm y tế, dụng cụ chỉnh hình, ưu đãi giáo dục, đất ở… được trao tận tay người thụ hưởng. Các nghĩa trang liệt sĩ, công trình ghi công được tu sửa, nâng cấp thường xuyên, tạo điều kiện cho Nhân dân bày tỏ lòng thành kính.
Đặc biệt, hơn 99% hộ gia đình chính sách có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng. Đó là minh chứng hùng hồn cho tính nhân văn, ưu việt của chế độ. Những người có công không phải là “gánh nặng” mà chính là trụ cột đạo lý, là niềm tự hào và là nền tảng cho sức mạnh đoàn kết toàn dân.
Việc một số trường hợp còn khó khăn là thực tế không thể phủ nhận, nhưng cũng không thể từ đó phủ định toàn bộ nỗ lực và kết quả to lớn mà cả hệ thống chính trị và toàn dân đã và đang kiên trì thực hiện. Những chiêu trò bôi nhọ, thổi phồng, ngụy tạo bằng thông tin giả chỉ càng phơi bày rõ bản chất xảo quyệt và mưu đồ phản động của các thế lực thù địch.
Chúng ta cần tỉnh táo, nhận diện và đấu tranh mạnh mẽ với những luận điệu xuyên tạc, phản động này. Đồng thời, tiếp tục phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, chăm lo thiết thực và hiệu quả hơn nữa cho các gia đình chính sách, thương bệnh binh, thân nhân liệt sĩ. Đây không chỉ là sự tiếp nối truyền thống dân tộc mà còn là lời khẳng định cho sự chính nghĩa, nghĩa tình, đạo lý và trách nhiệm xã hội của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Ngày Thương binh – Liệt sĩ không chỉ là ngày tưởng niệm, tri ân, mà còn là lời nhắc nhở về trách nhiệm và đạo lý với những người đã hi sinh cho nền độc lập hôm nay. Bảo vệ giá trị lịch sử và truyền thống ấy chính là bảo vệ nền tảng tư tưởng, bảo vệ sự thật, và bảo vệ sự vững mạnh của một quốc gia giàu lòng nhân ái và nghĩa tình như Việt Nam.
Vì An ninh Tổ quốc

Nguồn: ngheanthoibao.vn